Cùng ACAO tham khảo chi tiết quy trình khảo sát địa chất công trình tiêu chuẩn dưới đây. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về quy trình khảo sát địa chất công trình và tiện cho quá trình giám sát, theo dõi quá trình làm việc của đơn vị thực hiện khảo sát địa chất nhé!
Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình chuẩn
Quy trình khảo sát địa chất công trình dành cho dân dụng cần được thực hiện trước khi thiết kế nền móng công trình. Quy trình gồm các bước sau:
- Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan địa chất công trình, lập hợp đồng và lập kế hoạch triển khai công tác khoan cụ thể;
- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan địa chất;
- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan;
- Làm nền khoan, lắp ráp thiết bị khoan địa chất và chạy thử máy khoan.
- Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan;
- Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định;
- Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới;
- Lập hồ sơ,hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình;
- Tổ chức nghiệm thu công tác khoan khảo sát địa chất;
- Giao hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình, nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
Các công việc cụ thể tại các bước thực hiện trong quy trình khảo sát địa chất công trình
Bước 1: Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan địa chất công trình, lập hợp đồng và lập kế hoạch triển khai công tác khoan cụ thể
- Số liệu từng lỗ khoan địa chất, tọa độ từng lỗ khoan địa chất, cách bố trí mạng lưới các lỗ khoan địa chất.
- Đưa ra độ sâu dự kiến của lỗ khoan địa chất, cùng lúc ấy nói rõ những quy định nếu xảy ra trường hợp phải khoan hố khoan sâu hơn dự kiến hoặc dừng khoan sớm hơn dự kiến.
- Số liệu đường kính nhỏ nhất cho đáy lỗ khoan.
- Một vài bắt buộc về việc theo dõi, quan sát mực nước trong lỗ khoan, quan sát địa tầng, cách lấy mẫu đất, đá thí nghiệm, việc lắp lỗ khoan địa chất, những loại mẫu nào cần phải giao nộp.
- Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành công tác khoan khảo sát địa chất công trình.
- Nếu chi tiết công việc cũng cần phải nêu trong phương án kỹ thuật khoan như là: chiều sâu hố khoan, số lượng hố khoan, các tiêu chuẩn thí nghiệm, thí nghiệm SPT ở hiện trường có số lượng bao nhiêu và một vài những thí nghiệm đặc biệt khác.
>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: Khoan khảo sát địa chất, Khoan khảo sát địa chất
Bước 2: Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan địa chất
- Tổ chức điều động nhân lực, lực lượng sản xuất
- Kiểm tra, tiếp nhận các dụng cụ và thiết bị khoan trước khi đưa vào khoan
- Đảm bảo đúng nguyên tắc luật an toàn lao động nên chủ thầu sẽ phải tiếp hành tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký những phương tiện an toàn trong lao động.
- Tiếp đến sẽ tiến hành giải quyết hết tất cả những hồ sơ liên quan để bắt đầu vào thực hiện khao khảo sát địa chất.
- Đưa làm công nhân và các thiết bị đến
- Thực hiện những công tác lắp đặt thiết bị, chuẩn bị ở công trường.
Bước 3: Xác định vị trí, cao độ miệng lỗ khoan
- Xác định vị trí lỗ khoan: Cần đảm bảo rằng vị trí lỗ khoan đã được khoan đúng tọa độ trong bản phương án kỹ thuật hay là nhiệm vụ khoan.
- Xác định cao độ miệng lỗ khoan: Dựa vào các cọc định vị hoặc là cọc mốc cao độ có ở công trình, do cơ quan thiết kế bàn giao tại công trình.
Bước 4: Làm nền khoan, lắp ráp thiết bị khoan địa chất và chạy thử máy khoan.
- Làm nền khoan
- Lắp dựng tháp khoan
- Lắp ráp thiết bị khoan
Bước 5: Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan
Lựa chọn phương pháp khoan thích hợp với điều kiện mặt bằng hiện tại. Sau đó, trong quá trình khoan cần phải theo dõi, đo đạc, ghi chép đầy đủ vào nhật ký khoản về các mặt: Tình hình khoan, tình hình địa chất, tính hình lấy mẫu đất, đá và độ sâu thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT,…
Bước 6: Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định
Đưa mẫu đất, đá về phòng thí nghiệm và cần phải đảm bảo giữ nguyên tính chất của đá.
Bước 7: Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới
Công tác kết thúc lỗ khoan
- Nghiệm thu lỗ khoan;
- Lấp lỗ khoan;
- Tháo dọn dụng cụ máy móc;
- Vận chuyển máy móc, dụng cụ đến vị trí mới.
Nghiệm thu lỗ khoan
- Vị trí, cao độ và độ sâu lỗ khoan;
- Các loại mẫu đất, đá, nước;
Lấp lỗ khoan
- Bảo đảm giữ nguyên hoặc hạn chế các biến đổi về tính chất và trạng thái của địa tầng, về các trạng thái thủy nhiệt trong các lớp đất.
- Bảo đảm an toàn trong sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương.
- Bảo đảm tính ổn định cho công trình đã và sẽ xây dựng sau này trong khu vực có lỗ khoan.
Công tác tháo dọn dụng cụ, máy móc
- Xếp dọn đồ nghề và dụng cụ khoan;
- Tháo các máy khoan, máy bơm, máy nổ, xát xi;
- Tháo và hạ tháp khoan.
Bước 8: Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình
Mở đầu
- Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;
- Các căn cứ phục vụ công tác khảo sát;
- Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc biệt khác.
Phương án khảo sát
- Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;
- Bố trí các điểm thăm dò;
- Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương pháp khảo sát và thí nghiệm.
Điều kiện địa kỹ thuật của đất nền
- Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;
- Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền móng và công trình;
- Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng;
- Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có).
Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình
- Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;
- Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;
- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;
- Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình;
- Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.
Kết luận chung và kiến nghị
Phần phụ lục Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần thiết phải có:
- Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;
- Các trụ địa tầng hố khoan;
- Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện…;
- Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;
- Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;
- Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;
- Tài liệu tham khảo.
Bước 9: Tổ chức nghiệm thu công tác khoan khảo sát địa chất
Bước 10: Giao hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất công trình, nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
Trên đây là quy trình khảo sát địa chất công trình mà công ty Acao muốn chia sẻ đến mọi người. Bất cứ khi nào quý khách hàng có nhu cầu khoan khảo sát địa chất công trình hãy gọi ngay cho Acao theo đường dây nóng: 0987.560.666 nhé!
Discussion about this post