Thay vì để khu vực ban công trống bạn có thể tận dụng để trồng rau vừa tạo cảnh quang xanh tươi cho ngôi nhà, vừa mang đến nguồn rau sạch cho gia đình. Để có thể bắt đầu trồng rau ban công một cách thuận lợi và mang đến kết quả như mong muốn bạn cần nắm rõ một số điều mà Nông Dân Phố chia sẻ dưới đây nhé!
Những điều cần cần khi trồng rau ban công
Lựa chọn đất trồng rau
Khi bắt đầu trồng rau bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đã qua xử lý để hạn chế nấm bệnh. Việc sử dụng đất tốt sẽ kích thích việc phát triển của rễ cây, từ đó cây phát triển khỏe mạnh. Nếu không có sẵn đất thì bạn có thể tìm mua các loại đất trồng rau chuyên dụng.
Bạn cũng có thể trộn lẫn mùn dừa, vỏ trấu để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, bổ sung phân bón hữu cơ như phân trùn quế để cung cấp thêm dinh dưỡng cho các cây rau, củ, quả.
Lựa chọn chậu trồng rau ban công phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu, vật dụng trồng rau ban công phổ biến như: chậu nhựa, gốm, túi vải, tháp trồng rau…với đa dạng kích thước, kiểu dáng thích hợp cho từng diện tích ban công khác nhau.
Trong đó, việc lựa chọn tháp trồng rau là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Nó vừa giúp bạn tiết kiệm diện tích không gian trồng, trồng được nhiều loại rau trên một tháp, năng suất rau cao….
Các loại rau nên trồng ở ban công
Trồng rau ban công bạn nên lựa chọn những loại rau dễ trồng, hoặc có thể sử dụng rau quanh năm mà không cần phải trồng nhiều đợt như:
- Rau ăn lá: Các loại rau sử dụng lá phổ biến có thể kể đến như: rau diếp, rau muống, rau cải, ngải cứu,… hoặc các loại rau sử dụng làm gia vị là: rau húng, lá tía tô, cây kinh giới, bạc hà,…
- Các loại rau củ quả: cây ớt, cà chua bi, bí ngòi, cà tím, khoai tây, đậu đũa,…
- Ngoài các các loại rau, củ trên thì bạn có thể trồng thêm các loại cây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin như: cải bó xôi, rau dền tây, củ cải đỏ, dâu tây, dưa chuột, cà rốt,…
Một số mô hình trồng rau ban công bạn có thể áp dụng
Trồng rau bằng chai nhựa
Trồng rau bằng ống nhựa
Trồng rau bằng chậu nhựa
- Ưu điểm: Chất liệu chậu nhựa bền bỉ, chịu lực, chịu nhiệt, chịu mưa nắng tương đối tốt. Ngay cả khi có gió mạnh, chậu vẫn bám chắc chắn, không dễ bị nghiêng đổ như các loại cậu rời thông thường. Độ sâu của các loại chậu nhựa có tay bám này khoảng từ 30cm, thích hợp để trồng đa dạng các loại rau củ… đảm bảo cho bộ rễ phát triển tối ưu. Dưới đáy chậu còn tích hợp máng giữ nước từ lỗ thoát, đảm bảo nước không bị nhỏ giọt ra sàn ban công.
- Nhược điểm: Đường kính móc treo của tay vịn cố định 10cm nên chỉ phù hợp với thành ban công, lan can có độ dày tương thích. Nếu thành ban công lớn hơn sẽ không vừa, còn nếu nhỏ hơn thì bạn cần chèn thêm các vật khác để cố định chậu chắc chắn, tránh tình trạng chậu bị trượt khỏi ban công khi có gió to.
Trồng rau bằng thùng xốp, chậu
- Ưu điểm: Vật dụng dễ tìm, giá rẻ, tiết kiệm chi phí
- Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích. Năng suất rau tương đối thấp…
Trồng rau bằng túi vải
- Ưu điểm: giá rẻ, tiện lợi có thể mua về sử dụng ngay. Bảo vệ tốt cho môi trường. Linh hoạt kích cỡ túi cho diện tích vườn rau ban công nhỏ hay lớn.
- Nhược điểm: Việc chăm sóc cho rau xanh gặp chút khó khăn. Độ bền túi vải kém. Khi bạn tưới nước cho rau, nước có thể chảy xuống sàn.
Trồng rau bằng tháp trồng rau
- Ưu điểm: Có thể tiết kiệm không gian, diện tích cho ban công. Tháp có độ dày của đất (đường kính 55cm, sâu hơn 90cm) nên giữ nước rất tốt, không làm đất bị nóng lên dưới ánh nắng mặt trời. Ở trụ tháp có chứa các rau hữu cơ, trùn được nuôi ở đây nhằm tạo lượng phân trùn quế cung cấp cho rau của bạn tươi tốt.
- Nhược điểm: Giá thành sẽ khá cao.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về trồng rau ban công mà Nông Dân Phố muốn chia sẻ đến mọi người. Để đặt mua những vật dụng trồng rau, tháp trồng rau, phân trùn quế, hạt giống…hãy liên hệ cho chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé!
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Nông Dân Phố – Giải pháp Xanh cho cuộc sống An Lành
Hotline: 0967.231.345
Email: lienhe@nongdanpho.vn
Địa chỉ: CL 14 – 03 khu đất dịch vụ Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội.
Discussion about this post